nho giáo
(儒教) Chỉ cho sự giáo hóa của nhà Nho, tức là tư tưởng truyền thống của đức Khổng tử (552-479 trước Tây lịch). Nho giáo có những sinh hoạt mang tính tông giáo như: Tế trời, sùng bái Tổ tiên, thờ cúng Khổng tử... gây ảnh hưởng rất lớn trong xã hội truyền thống. Các nhà đại Nho từ xưa như Đổng trọng thư, Hàn dũ, Khang hữu vi... đã tận lực biến Nho gia thành Nho giáo. Thuyết luân lí tu kỉ trị nhân (sửa mình trị người)của Nho gia mang đậm màu sắc của tư tưởng chính trị. Trung tâm của tư tưởng này là Nhân..... Nói theo nghĩa rộng, Nhân là từ gọi chung tất cả đức mục; còn nói theo nghĩa hẹp, thì Nhân tức là yêu người. Nhân kết hợp với Nghĩa, Lễ, Trí và Tín thành là Ngũ thường, cũng gọi là ngũ đức. Vào cuối thời kì Xuân thu, xã hội Trung hoa phân hóa, sa đọa, chính trị bại hoại, đạo đức suy đồi, văn hóa luân lí trụy lạc, đức Khổng tử ra sức cổ động các nước chư hầu thi hành nhân chính, bắt chước Nghêu, Thuấn, Văn, Vũ để khôi phục trật tự xã hội thời Tây Chu. Sang thời Chiến quốc, ngài Mạnh tử nối theo học thuyết của đức Khổng tử, tận lực đề xướng nhân nghĩa, xét đến bản tính nội tại của con người mà chủ trương thuyết Tính thiện và đề cao Vương đạo luận để xiển dương bản tính thiện ấy. Trái lại, Tuân tử thì chủ trương thuyết Tính ác, cho rằng bản tính là ác nên phải dùng lễ nghĩa và sự giáo hóa của Thánh nhân để ước thúc những hành vi của con người, khiến họ hướng thiện. Về sau, Tần thủy hoàng phá bỏ hết, đốt sách, chôn học trò, cực lực chống đối Nho gia và các học phái khác. Đến đời Hán, Vũ đế áp dụng chính sách của Đổng trọng thư, độc tôn Nho giáo. Năm Kiến nguyên thứ 5 (136 tr. TL), đặt chức Bác sĩ trông coi về Ngũ kinh(Thi, Thư, Dịch, Xuân thu và Lễ), Ngũ kinh bèn trở thành học trình của giai cấp chính trị. Bởi vậy, suốt từ đời Hán đến đời Thanh truyền thống tư tưởng Nho gia là cột trụ của các thể chế vương triều, cũng là khuôn phép sinh hoạt của quốc dân nói chung. Qua các thời đại Nam Bắc triều đến Tùy, Đường, Phật giáo và Đạo giáo hưng thịnh, thế lực của Nho gia suy yếu dần. Hàn dũ soạn sách Nguyên đạo , ra sức cổ vũ việc khôi phục đạo của tiên vương, muốn xây dựng Đạo thống quan Nho giáo để chống lại Phật giáo và Đạo giáo. Tư tưởng của họ Hàn đã mở đường cho Nho học đời Tống. Nho học đời Tống được gọi là Tống học, Đạo học, Lí học, Lí khí học, Tính lí học, Chu tử học, Trình chu học, Tân nho học... nêu lên những vấn đề như bản thể vũ trụ, tâm tính con người, lí và khí, thảo luận về đạo tu thân, kì vọng xác lập 1 nền luân lí đạo đức chung cho loài người. Đứng về phương diện Nho giáo truyền thống mà nói, thì Tống học đã thêm vào cho Nho giáo cái tính tông giáo và triết học, chẳng hạn những vấn đề lí, tâm tính và triết học là những cái mà bậc tiên Nho ít bàn đến. Tóm lại, Tống học muốn trung hưng Nho học để chặn đà phát triển của Phật giáo và Đạo giáo, nhưng vô hình trung Tống học đã sử dụng lí luận và phương pháp của Phật giáo và Đạo giáo, đặc biệt là chịu ảnh hưởng tư tưởng Hoa nghiêm, Thiền của Phật giáo và Thiên đạo quan của Đạo giáo; vì thế, 1 mặt mạnh mẽ phê phán học thuyết của Phật và Đạo, mặt khác lại điều hòa với 2 học thuyết ấy. Chu đôn di mở đầu phong trào Lí học, soạn Thái cực đồ thuyết, chủ trương vũ trụ vạn vật phát sinh từ bản thể Thái cực, người đứng đầu muôn vật, có đầy đủ thiện tính ngũ hành, được phát huy 1 cách thích đáng tức là nhân nghĩa. Kế tiếp, Trình hạo, Trình di và Trương tái xiển dương cái học Lí, Khí, trở thành 3 phái Lí học đời Bắc Tống. Chu hi đời Nam Tống tập đại thành Lí học, chủ trưởng Đạo thuộc hình nhi thượng, vô hình vô ảnh, là nguyên lí hoặc khái niệm trừu tượng. Còn Khí thì thuộc hình nhi hạ, hữu hình hữu tướng, là sự vật cụ thể. Lại nữa, Lí là đạo của hình nhi thượng, là gốc của muôn vật; Khí là khí của hình nhi hạ, là cụ thể của muôn vật, cho nên chủ trương Lí, Khí nhị nguyên luận. Nhưng Lục cửu uyên phản đối học thuyết này của Chu hi và đề xướng Nhất nguyên luận Tâm tức lí. Các Nho gia Kim lí tường, Hứa hành... đời Nguyên tôn sùng học thuyết Trình, Chu. Vương thủ nhân đời Minh thì kế thừa học thuyết Tâm tức lí, sáng lập học phái Dương minh đối kháng lại với học thuyết của Chu tử. Đến đời Thanh, các Nho gia muốn tìm lại cái chân tướng của Khổng học, bèn trút bỏ cái vỏ Tống học để theo đuổi công tác khảo chứng, chú giải các sách xưa, Cố viêm vũ mở đầu phong trào này. Nhiều học giả khảo chứng nối tiếp xuất hiện, phê phán 1 cách nghiêm túc Chu tử học, xiển minh nghĩa lí Ngũ kinh, lấy khảo chứng làm trọng tâm học thuật của thời đại. Nhưng cái học khảo chứng dần dần đi đến chỗ chi li, suy cứu, chú giải từng câu, từng chữ, thiếu tinh thần hoạt bát, không thể tạo nên được một hệ thống tư tưởng sinh động độc lập nên bị chê là xơ cứng. Đến thời cận đại, trong tư tưởng giới đã xảy ra các cuộc tranh luận bài Khổng, tôn Khổng. Đầu năm Dân quốc (1912), Khang hữu vi tổ chức Hội Khổng giáo ở Thượng hải, chủ trương lập Khổng giáo làm quốc giáo. Mặt khác, phong trào Ngũ tứ vận động nêu ra khẩu hiệu Âu hóa toàn diện, tư tưởng Nho gia bị phê phán rất khắt khe. Trước tình hình ấy, 1 số nhà Nho cố gắng giải thích Nho học như 1 thứ tông giáo nhân văn để mong vãn cứu phần nào giá trị đạo thống Nho gia đang hồi tuột dốc. Nhưng điều kiện cũng như cấu trúc xã hội ngày nay đã thay đổi, Nho giáo khó có thể khôi phục được vai trò lãnh đạo xã hội như xưa và có lẽ cũng chỉ còn là vang bóng của 1 thời đã qua! [X. Nhân văn chủ nghĩa dữ tông giáo (Mâu tông tam); Tân nguyên đạo (Phùng hữu lan)].
儒教 指儒家之教化。亦即孔子(552 B.C.~479 B.C.)言教之傳統思想。一般以儒家、儒學、儒教三者為同義詞,而儒、釋、道並稱為「三教」之說,由來已久。蓋儒家有祭天、拜祖、祀孔等宗教性活動,於傳統社會中產生極大之功能;歷來大儒如董仲舒、韓愈、康有為等,亦致力於將儒家變成儒教。儒家修己治人之倫理說,含有濃厚之政治思想。其思想中心為「仁」,廣義言之,仁為一切德目之總稱;狹義而言,仁即愛人。仁與義、禮、智、信,合為五常,又稱五德。孔子在春秋時代末期,曾周遊列國,欲匡正漸趨敗壞之政治與道德風氣,遊說諸侯效法堯、舜、文、武,力行仁政,恢復西周時之社會秩序,其思想、教說詳載於論語。戰國時代,孟子承襲孔子之學說,力倡仁義之道,省察人內在之本性而主張性善說,闡揚善德本性之王道論。荀子則倡言性惡說,認為必須以聖人所制定之教化、禮儀,約束人之行為,使其向善。其後,奏始皇焚書坑儒之舉,則對儒家及其他學派構成打擊。 至漢代,武帝採董仲舒獻策,獨尊儒術,於建元五年(136 B.C.)設置詩、書、易、春秋、禮等之五經博士,五經遂成為政治階級之必學科目。故漢代以降,至於清代,儒家之思想傳統為王朝禮制有力之支柱,亦為國人生活之軌範。董仲舒有關陰陽五行、災異,及天人感應等思想,則導致原有儒學之變質。漢儒因研究經典,又產生兩派對立之今文經學古文經學,當時通行之隸書所輯錄之經書稱今文經,西漢中期陸續發掘之先秦古籍則為古文經。後漢儒者致力於注釋經典,以訓詁功夫探究經文真義,一掃今文學家陰陽讖緯之說,此一風氣延續至唐代。東漢末年,鄭玄注釋群經,以古文經為本,兼採今文經,集經學之大成,而成為一代大師。魏晉之世,士人重視老、莊、易之玄理,稱三玄學,產生將老子與易經合論之風氣,解釋儒典時亦受老莊思想所影響,如王弼注周易,何晏作論語集解等,均富含老莊思想色彩。至南北朝時,儒學有南北之分,北學以徐遵明為代表,著有春秋義章三十卷;南學以皇侃為代表,著有禮記義疏五十卷、論語義疏十卷等。 至唐代,孔穎達等作五經正義,多採南學之義,為統一南北經學之作,成為科舉考試之標準本。歷南北朝、隋、唐之世,佛道二教興盛,儒教勢力趨弱。韓愈崇信孟子,撰「原道」一文,力陳先王之道,欲建立儒教之道統觀,以對抗佛道二教。其思想可謂開啟宋代儒學之先河。宋代儒學稱宋學、道學、理學、理氣學、性理學、朱子學、程朱學、新儒學等,矚目宇宙本體論與心性問題,並由理與氣之形而上與形而下,討論修身為人之道,以期確立人類之道德倫理。對於傳統儒學而言,宋學添加宗教性與哲學性,所述之理、心性、宇宙問題等,皆為先儒所罕言;雖欲中興儒學,扺制佛道二教,然無形中已蹈襲佛、道之理論及方法,尤受佛教華嚴、禪宗思想,及道家之天道觀等影響,故一方面強烈批判他教之說。另方面亦與他教之說調和。周敦頤首開理學之風,著太極圖說,明示宇宙萬物由太極本體衍生,人為萬物之靈,具五行善性,適當之發揮即為仁義。繼之,程顥、程頤、張載等闡揚理、氣之學,成為北宋理學三派。南宋朱熹集理學之大成,主張「道」屬形而上,無形無影,乃抽象之原理或概念;「器」屬形而下,有情有狀,為具體之事物。又「理」為形而上之道,乃生物之本;「氣」為形而下之器,乃生物之具,故主張「理、氣」二元論。此外,以大學、中庸、論語、孟子合為「四書」,著四書集註,四書之名由此而起。陸九淵反對朱子學說,提倡「心即理」一元論。元代儒者金履祥、許衡等,崇尚程朱之學。明代王守仁承襲心即理學說,創立陽明學派,與朱子之說抗衡。 至清代,儒家欲探究孔學之真貌,紛紛揚棄宋學,而從事考證、訓詁等工作,成為當代學術之重心。顧炎武首開風氣,閻若璩、胡渭等承此徵實之風,以嚴謹之考據批判朱子學。其時考證學者輩出,對經典義理之闡明頗有貢獻。然考證之學,每以一字一句之考據工夫作基礎,長久發展之下,缺乏探討整體思想之性質,無法建立其獨立之思想系統,乃至被譏為「支離破碎」之學。 至近代,思想界亦有排孔、尊孔之論諍,民國初年康有為於上海組織孔教會,主張定孔教為國教。另一方面,在五四運動全盤西化之口號下,儒家思想備受嚴苛之批判,而部分儒家學者則將儒學解釋為一種人文宗教,試圖挽救江河日下之儒家道統價值。然社會結構隨時代而變遷,以往傳統儒教之社會條件,業已逐漸消失,勢難再恢復昔時具有宗教功能之角色。惟近年來,海內外之中國哲學界,於西洋文化之強烈衝擊下,面臨整體文化總反省之時刻,對傳統儒家、儒教之價值乃有重新詮釋、評估之傾向。此外,在當代新儒之典型人物唐君毅、牟宗三、張君勱、方東美、錢穆、徐復觀等人之孤憤為學,會通中西哲學之精神,致力闡揚儒家哲學,而肯定儒家思想價值之下,頗能起振二十世紀震盪衰頹之儒家道統於一時,且激發新一代之風氣,此即當今士林所謂之新儒家。然至此,古昔用以規約人倫之儒教,亦已丕變為一種指導哲學生活之精神信念。〔人文主義與宗教(牟宗三)、新原道(馮友蘭)、中國哲學辭典(韋政通)〕
|
|